Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội: Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm đã có thông báo chính thức sau nghiên cứu về việc học ngoại ngữ đối với trẻ em. Họ đã xác nhận rằng sẽ không bao giờ là quá muộn đối với trẻ em, đặc biệt là càng sớm càng tốt.
Rất nhiều các câu hỏi đã được đặt ra cho các Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội về vấn đề lứa tuổi nào là phù hợp để bắt đầu cho trẻ học ngoại ngữ, đạc biệt là tiếng Anh.
- Trẻ nên học tiếng Anh bắt đầu từ lúc mấy tuổi là tốt nhất? Chương trình tiếng Anh nào phù hợp cho trẻ mới bắt đầu học. Trường tiếng Anh nào tốt cho trẻ mới bắt đầu học. (Lương Thị Dương, 29 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono, Tổng giám đốc điều hành một trung tâm ngoại ngữ trả lời:Theo tôi, càng sớm càng tốt vì trẻ học nhanh hơn người lớn. Không có lý do để đến 5-6 tuổi mới cho các bé học tiếng Anh. Nhiều ý kiến cho rằng nếu cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều cho ý kiến ngược lại. Không những việc học tiếng Anh không ảnh hưởng tới tư duy học tiếng Việt mà được học tiếng Anh từ sớm còn giúp trẻ nói tiếng Việt logic hơn. Độ tuổi học ngoại ngữ tốt và nhanh nhất là dưới 10. Trì hoãn việc cho con học tiếng Anh sớm sẽ làm khả năng học ngoại ngữ sau này của con chậm hơn. Do đó, hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con học tiếng Anh ngay từ độ tuổi mẫu giáo.
- Tôi rất băn khoăn chưa biết bắt đầu cho con gái 5 tuổi và 7 tuổi học tiếng Anh như thế nào, phương pháp dạy con học ở nhà khi bố mẹ chưa biết tiếng Anh? (Nguyễn Thu Hà, 32 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono: Theo tôi, 5-7 là độ tuổi rất phù hợp để học tiếng Anh. Do bố mẹ không biết tiếng Anh nên bên cạnh việc tạo điều kiện tốt nhất cho con tiếp xúc với tiếng Anh như nghe băng đĩa bằng tiếng Anh... Chị cũng nên gửi cháu tới học tại các trung tâm học ngoại ngữ có uy tín như Language Link. Đặc biệt, hè là một dịp rất phù hợp để trẻ theo học các khóa tiếng Anh xen kỹ với những hoạt động vui chơi, thể hiện năng khiếu. Chúng tôi tổ chức chương trình hè phối hợp với nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích như học hát tiếng Anh, lớp kịch... phù hợp với các cháu nhỏ.
- Xin hỏi các vị khách mời, cháu bé 5 tuổi chưa biết viết chữ có cho đi học tiếng Anh được không ạ? (Lê Anh Phương, 40 tuổi, Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội)
- Hoàng Hải Linh, học sinh lớp 9A THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Khi 5 tuổi, mẹ đã cho cháu học tiếng Anh song song với tiếng Việt. Nhỏ hơn, cháu được làm quen tiếng Anh qua các hình vẽ. Ở độ tuổi này theo cháu trẻ em nên tiếp xúc nhiều với giáo viên người bản ngữ, điều này rất có lợi cho kỹ năng nghe nói sau này của bé.
- Con tôi học trường mầm non quốc tế từ nhỏ. Hiện tại cháu lên lớp 1 nên tôi cho về trường Việt học. Hiện tại cháu nghe nói tiếng Anh rất tốt. Tôi muốn hỏi nên cho cháu học thế nào để không bị mất vốn tiếng Anh hiện tại? (Nguyễn Thủy Chung, 31 tuổi, 305 Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono: Quan trọng nhất trong học ngôn ngữ là cơ hội được thực hành thường xuyên và môi trường sẽ khuyến khích trẻ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Vì vậy, cách tốt nhất là chị nên gửi các cháu tới những trung tâm ngoại ngữ. Tại đây, cháu sẽ có cơ hội thường xuyên học và thực hành với thầy cô giáo bản ngữ và các bạn cùng lứa. Điều này giúp cho bé tăng cường khả năng phản xạ học tiếng Anh dù không còn học tại trường quốc tế. Theo tôi, tiếng Anh nên là một quá trình học tập thường xuyên và liên tục.
Thưa ông Gavan Iacono, hiện có nhiều giáo trình tiếng Anh cho trẻ em. Vậy học theo giáo trình nào là tốt nhất để trẻ em có thể theo học lâu dài? (Phan Quân, 51 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono: Theo tôi, không có bộ sách nào là tốt nhất hay không tốt bởi bất kỳ bộ sách nào học sinh cũng có thể học được và giáo viên cũng có thể dạy. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao cần có sự kết hợp giữa việc lựa chọn bộ sách và phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm sinh lý, trình độ và mục tiêu học của học sinh. Phụ huynh nên tránh việc thay đổi trung tâm ngoại ngữ hoặc mua nhiều bộ sách khác nhau cho con. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ (điểm mạnh, điểm yếu, giáo viên giảng dạy, chương trình dạy...) về các trung tâm trước khi cho con theo học. -
- Theo ông có nên theo các bước như thế này: ban đầu cho các cháu bé học ở các lớp do các thầy cô người VN giảng dạy. Khi các cháu đã vượt qua được các kiến thức sơ đẳng, nếu có điều kiện mới học ở các lớp có trình độ cao, do các thầy cô giỏi ở các trung tâm ngoại ngữ lớn, có đầu tư của các tổ chức giáo dục nước ngoài để chuẩn hóa khả năng phát âm, sử dụng từ ngữ? (Phương Nhi, 36 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono: Mỗi một gia đình lại có những hoàn cảnh khác nhau do đó cha mẹ nên chọn những quyết định phù hợp với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên cho con em học tại một trung tâm chất lượng cao ngay từ đầu. Điều này đảm bảo được chương trình, giáo trình liên thông. Ngoài ra, giáo viên tại những trung tâm này cũng được đào tào bài bản, trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được những yêu cầu chương trình chuẩn cho học sinh. Nếu học ở các trung tâm kém chất lượng, giáo viên không được đảm bảo có đầy đủ chuyên môn, giáo trình có theo chuẩn không...
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sự phát triển sớm của trẻ em : Theo tôi, quan niệm này có thể dẫn đến sai lầm là ngay từ đầu trẻ đã bị kích hoạt sai phương pháp, không chỉ là cách phát âm, cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp mà còn là cách tư duy. Nếu gia đình không có điều kiện đến các trung tâm có người nước ngoài giảng dạy thì có thể mua băng đĩa, tài liệu học tiếng Anh về nhà để cho các cháu tiếp cận. Hoặc nếu bạn có điều kiện thì nên cho các cháu tiếp xúc với người bản xứ để học nghe, nói và luyện cho các cháu phản xạ tiếng Anh tốt, tư duy cách nói theo người bản địa. Các bậc phụ huynh cũng không nên có quan niệm là kiến thức sơ đẳng (kiến thức nền) có nghĩa là vốn từ vựng, ngữ pháp nhất định nào đó mà nên chú trọng vào kỹ năng thực hành, phát âm, giao tiếp tự tin và chuẩn ngay từ đầu bằng tiếng Anh.
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức có con gái trong độ tuổi học tiếng Anh không? Ông dạy con học tiếng Anh như thế nào, có thể chia sẻ cùng độc giả? (Ngọc Điệp, 27 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức: Con gái tôi còn rất nhỏ, mới gần 17 tháng tuổi. Khi vợ tôi mang bầu, tôi hay hát cho cháu nghe một số bài hát ngắn bằng tiếng Pháp. Khi cháu được 6 tháng tuổi, tôi đã kích hoạt tiếng Anh cho con bằng cách lồng một vài từ tiếng Anh vào bài giới thiệu một số hoạt động hàng ngày cho con, cùng cháu đi tìm những từ tiếng Anh có sẵn trên các đồ vật như chăn ga, gối, đệm, trên áo quần, hoặc trên bưu ảnh do người thân tặng cháu...
Tôi rất bất ngờ là lúc 11 tháng tuổi, khi cháu bắt đầu nói tiếng Việt thành câu đầy đủ, cháu cũng nhớ chính xác và phát âm đúng một số từ tiếng Anh và tiếng Pháp đã được kích hoạt. Có những từ người lớn có thể nhầm lẫn nhưng cháu không bị nhầm khi phát âm. Ví dụ, từ Ma chérie (con yêu quý của Ba) và Ma Cerise (quả Anh đào của Ba), cháu phân biệt được rõ ràng khi phát âm. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ tôi thích dùng từ kích hoạt tiếng Anh hơn là học tiếng Anh. Chúng ta biết rằng có nhiều người lớn sau này rất khó học ngoại ngữ vì loại thông minh này đã không được kích hoạt và phát triển khi còn ở tuổi đi học.
Như vậy, các phụ huynh có thể nhờ đến sự tư vấn phù hợp của các Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội để có thể lựa chọn một môi trường tốt nhất cho con yêu. Vấn đề tài chính cũng là một câu hỏi. Bên cạnh tư vấn về trình độ, phụ huynh cũng đắn đo về chi phí cho bé tham gia các lớp học từ ngoại khóa cho đến học thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét