Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Phải làm sao khi con yêu học kém tiếng Anh?

Bạn đang lo lắng khi con yêu vẫn còn bỡ ngỡ đối với tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới? Phải làm sao khi con yêu của bạn học kém tiếng Anh? Hãy để , trung tâm ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ những điều mà bạn đang băn khoăn, lo lắng!


Vì sao con học kém?

Tiếng Anh đã và đang trở thành một công cụ trên con đường học tập và làm việc của mọi lứa tuổi con người. Vì vậy, các bậc phụ huynh tại Việt Nam ngày càng quan tâm và sẵn sang cho con mình tham gia các lớp học ngoại ngữ chính thống hoặc ngoài giờ dù cho không biết các nỗi sợ của con cái cũng như độ tiếp thu, năng lực của con mình đang ở đâu. Một chia sẻ từ , trung tâm ngoại ngữ Hà Nội.
1. Suy nghĩ “khoán trắng” con cho nhà trường
Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội: Khi đưa con đến trường, nhiều cha mẹ suy nghĩ rằng việc học của con do thầy cô chịu trách nhiệm và kết quả phụ thuộc vào nhà trường. Với suy nghĩ như vậy, các bố mẹ đang lờ đi vai trò của mình trong việc học cùng trẻ để tạo cơ hội, thời gian giúp các con ôn lại bài, tăng sự tương tác tiếng Anh. Khi bố mẹ cùng con ôn luyện tiếng Anh, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi dùng thứ ngôn ngữ này để giao tiếp.
2. Học nhiều là tốt cho con
Tâm lý của phụ huynh luôn muốn con mình nói tiếng Anh thành thạo và giỏi như “con người ta”, nên ép trẻ học rất nhiều kiến thức trong lượng thời gian lớn. Các chuyên gia đánh giá cao việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học tiếng Anh cho trẻ nhưng nếu ép trẻ học quá nhiều đôi khi lại phản tác dụng bởi trẻ không những phải đối diện với nguy cơ suy giảm thể lực mà còn ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập cũng như sự phát triển tâm lý.
Độ tuổi của trẻ là độ tuổi ham chơi, dễ mất tập trung nhưng lại rất nhạy cảm. Khi trẻ bị ép học với cường độ quá căng thẳng sẽ khiến bé mất hứng thu học tập và thậm chí còn dẫn đến những hành động mang tính phản kháng.
Bên cạnh đó, hứng thú chính là điều quyết định đến khả năng tiếp thu của bất kỳ một người học nào. Vì vậy, nên để trẻ học tiếng Anh ở một vài nơi con thực sự muốn, được hướng dẫn học theo sở thích và dành thời gian cho những hoạt động khác để phát triển cân bằng, hài hòa. Đó cũng là lý do các trung tâm tiếng Anh hiện nay hầu hết đều thiết kế các chương trình chơi mà học, cộng thêm các hoạt động ngoại khóa để cuốn hút trẻ.
Trẻ em nên được tiếp thu tiếng Anh qua các hoạt động thú vị như trò chơi, ngoại khóa, đố vui, tô vẽ... thay vì chỉ tập trung vào con chữ và sách vở.
3. Học theo phương pháp truyền thống
Thay vì bắt trẻ ngồi học theo cách “truyền thống” như thuộc từ mới, làm bài tập, bố mẹ có thể tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ như xem phim hoạt hình, nghe bài hát tiếng Anh có tiết tấu chậm, lời dễ hiểu hay chơi các trò chơi để bé có cơ hội được nói tiếng Anh.
Trẻ cũng có thể được phép chơi game với những trò có sử dụng tiếng Anh nhẹ nhàng, lành mạnh để bổ trợ cho việc học. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tính tích cực của game đối với vốn tiếng Anh của trẻ. Sự tương tác về hình ảnh, âm thanh chắc chắn giúp việc ghi nhớ sinh động và ấn tượng hơn. Bố mẹ nên chơi cùng con để kiểm soát được sự phù hợp của trò chơi, tăng cơ hội trò chuyện và hỗ trợ việc học của con.
Một nguyên tắc hiệu quả trong việc học tiếng Anh có thể áp dụng cho mọi đối tượng là tăng cơ hội luyện tập ngôn ngữ này trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Ví dụ, để giúp con học tiếng Anh tốt, bố mẹ có thể khuyến khích con sử dụng tiếng Anh khi ăn, đi chơi, nói chuyện; vẽ hình mình họa các từ mới được học hay dùng hình ảnh sẵn có dán quanh nhà, lên các đồ vật. Khi trẻ sử dụng thành thạo những từ này, bố mẹ nên thay bằng từ khác, tránh nhàm chán và giúp trẻ tập trung tốt hơn.
Điều quan trọng là bố mẹ hãy để trẻ cảm thấy thoải mái với việc sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống, khuyến khích trẻ chứ không nên tạo áp lực, không cáu gắt khi trẻ chưa nhớ hay dùng từ sai.
Như vậy, học tiếng Anh hiệu quả đối với trẻ là phải tạo được cho trẻ sự hứng thú từ các bài giảng sinh động với các phương pháp khác nhau. Hãy đê Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ những âu lo của bạn về con đường học tập của con yêu ngay bây giờ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét