Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Học tiếng Anh qua trò chơi ngôn ngữ giữ vai trò gì trong quá trình học của trẻ em? (P3)

Ở phần trước, chúng tôi đã phân tích 2 hiệu quả của việc học tiếng Anh qua trò chơi. Chúng tôi vẫn còn những lí do và hiệu quả thuyết phục hơn ở phần 3 của chủ đề này. Hãy theo dõi cùng chúng tôi!


3. Trò chơi ngôn ngữ làm tăng động cơ học tập cho người học
Học tiếng Anh qua trò chơi là phương pháp làm tăng cường hứng thú học tập cho trẻ em đến người lớn  và có heieuj quả thu hút trẻ nagy từ những bước đầu giảng dạy. Ngoài ra, nó còn được xem là phương tiện kiểm soát lớp học. Theo Hallowen (1989) các trò chơi ngôn ngữ tăng cường động cơ học tập cho trẻ em ở mức độ lớn hơn so với sách giáo khoa thông thường, hay các tài liệu học tập, do chúng đòi hỏi và thúc đẩy mọi lứa tuổi trẻ em tham gia vào môi trường được tạp ra dành cho chúng.
Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, khích lệ họ tham gia trò chơi. Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết sinh viên trở nên hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi.
Ngoài ra, với giờ thực hành ngôn ngữ dồn dập trong thời gian dài thì rất ít sinh viên có thể tập trung vào việc học được. Thậm chí, rất ít sinh viên thu được hiệu quả thực sự từ cách học này. Việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy là một trong những cách hữu hiệu nhất để tạo cho trẻ em những giờ học trên lớp thoải mái và thú vị để có thể duy trì động cơ học tập cho họ. Bên cạnh đó, khi sinh viên có cơ hội để tham gia trò chơi trên lớp, họ sẽ được khuyến khích lựa chọn bạn chơi cùng với mình. Điều này không chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện mà còn khích lệ họ giúp đỡ lẫn nhau. Những trẻ em  nào kém hơn thì được những sinh viên giỏi hơn trong nhóm giúp đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả là tất cả trẻ em trong lớp đều cảm thấy thích thú hơn, và có nhiều động cơ để tham gia vào trò chơi hơn, mà động cơ học tập là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thu nhận kiến thức của trẻ em. Nó là nhân tố chính quyết đinh sự thành công hay thất bại của trẻ. Sự thành công và động cơ học tập có mối tương hỗ nhau: nếu người học thành công học tập, họ sẽ càng có nhiều động cơ hơn để thực hiện những nhiệm vụ do quá trình học đặt ra. Byrne (1980, tr.76) nói rằng động cơ học tập khiến cho việc học tập của trẻ em  trở nên có ý nghĩa và hiệu quả.
1.4. Trò chơi tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh
Sự cộng tác và tính cạnh tranh là yếu tố cần thiết làm tăng động cơ học tập cho người học tiếng Anh. Điều này là đúng vì trò chơi  không chỉ khuyến khích sự cạnh tranh giữa họ mà còn khích lệ sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. Trẻ em yêu thích các trò chơi mang tính cạnh tranh. Và chính yếu tố cạnh tranh là động cơ để họ thành công trong trò chơi. Tuy nhiên, trong trò chơi cạnh tranh thì điều được người chơi quan tâm nhất đó là sự chiến thắng. Như vậy, những sinh viên càng có khả năng hơn thì nhận được nhiều khen ngợi, khiến cho những sinh viên kém hơn trở nên mất uy tín trong lớp. Bởi thế, bên cạnh việc tổ chức các trò chơi mang tính cạnh tranh trên lớp, thì tổ chức các trò chơi mang tính hợp tác, khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau là điều cực kỳ quan trọng.
Các trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi sinh viên phải hợp tác với nhau trong khi đóng vai (role-playing), tranh luận, thảo luận, và sử dụng ngôn ngữ trong nhiều tình huống khác nhau phụ thuộc vào từng loại trò chơi được tổ chức trên lớp. Điều này rõ ràng thúc đẩy cơ hội giao tiếp giữa trẻ em với nhau. Đây chính là mục đích của quá trình giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh giữa họ. Đây cũng là hai yếu tố cơ bản làm tăng động cơ học ngoại ngữ nói chung, và học tiếng Anh nói riêng.
Để giành chiến thắng cho bản thân hay cho nhóm của mình, người chơi cố gắng hết sức là người đầu tiên tìm ra câu trả lời cũng như giành được điểm về cho đội của mình. Vì thế, khi tham gia trò chơi, người chơi sẽ ít chú ý đến cấu trúc hay dạng câu mà chỉ chú ý đến cách giao tiếp sao cho tự nhiên hơn. Người chơi sẽ hợp tác với nhau bằng cách chia sẻ những thông tin họ nhận được để hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu trò chơi đặt ra cho họ. Đó chính là sự cộng tác và hợp tác giữa các sinh viên với nhau trong các trò chơi ngôn ngữ.
2. Một số loại trò chơi ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy ngôn ngữ
2.1 Trò chơi thực hành ngôn ngữ (Language Practice Games)
Trò chơi thực hành ngôn ngữ rất có ích đối với trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em đã bước đầu có nền tảng tiếng Anh rồi,. đạt level nhất định. Chúng giúp chữa lỗi và phát triển các yếu tố ngôn ngữ. Điều đó rất quan trọng đối với sinh viên trước khi họ thực hành các kỹ năng giao tiếp. Trò chơi này bao gồm trò chơi cấu trúc (structure games), trò chơi tù vựng (vocabulary games), trò chơi đánh vần (spelling games), trò chơi phát âm (pronunciation games), trò chơi con số (number games), trò chơi vẽ hay điền tranh ảnh (picture filling/ drawing games)…
2.1.1 Trò chơi cấu trúc (structure games)
Trò chơi này có thể được sử dụng để dạy cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc để ôn lại những cấu trúc ngữ pháp đã học. Chúng rất có ích trong việc giúp cho sinh viên thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Sau đây là một số các trò chơi từ vựng.
Animals Quiz: mục đích của trò chơi là thực hành sử dụng động từ ‘to be’ ở thì hiện tại đơn, sử dụng “have you got”, và “can (ability)”.
Feel and Think: mục đích để diễn tả một nghi ngờ bắt đầu bằng:
- “ I think it’s a…”
- “It could be a(n)…”
- “I’m not sure…”
Getting Your Things Back: mục đích để thực hành đại từ sở hữu (possessive pronouns).
If I Happened…: mục đích để thực hành mệnh đề điều kiện ở thể giả định (conditional clause (hypothetical)).
I Spy or What Can You See?: mục đích để thực hành hỏi và trả lời câu hỏi “Yes, No”
2.1.2. Trò chơi từ vựng (Vocabulary games)
Có thể nói rằng, học từ mới là rất khó, thậm chí đối với cả sinh viên chăm chỉ và thông minh. Tuy nhiên, trò chơi từ vựng là biện pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề này. Trò chơi giúp cho trẻ em  học và nhớ từ mới dễ dàng và nhanh chóng. Sau đây là một số trò chơi giúp cho trẻ em  làm giàu vốn từ vựng của mình.
Body Fishing: mục đích để thực hành từ mới
Bingo: mục đích để thực hành và ôn lại từ vựng
Coffee Pot: mục đích để hình thành từ vựng liên quan đến thức ăn, đồ uống, quần áo, đồ dùng,…
Furnishing The Room: thực hành những từ vựng liên quan đến đồ đạc trong gia đình và các đồ vật sử dụng hàng ngày.
2.1.3 Trò chơi đánh vần (Spelling Games)
Cách viết các chữ tiếng Anh cũng tương tự các chữ cái tiếng Việt, nhưng cách phát âm của chúng thì hoàn khác với tiếng Việt. Vì thế, sinh viên thường gặp khó khăn trong khi viết từ thế nào cho đúng. Các trò chơi đánh vần có thể giúp họ tránh được các lỗi trong phát âm từ vựng. Một số các trò chơi đánh vần: Complete The Word,  Cross Words, Filling The Gaps, Fill in the O’s,…Mục đích của tất cả các trò chơi này là luyện cách đánh vần đúng các từ vựng tiếng Anh cho sinh viên.
2.1.4. Trò chơi phát âm (Pronunciation Games)
Phát âm là một khía cạnh của ngôn ngữ và việc áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả giúp trẻ em  hứng thú và thành công trong việc học phát âm là một công việc không phải dễ đối với giáo viên. Các trò chơi luyện phát âm rất thú vị, vui vẻ và không quá phức tạp để chơi. Vì thế, chúng có thể làm tăng hứng thú cho sinh viên và khiến họ tham gia tích cực vào trò chơi. Four- Sided Dominoes (kết hợp các âm nguyên âm), Stepping Stones (nhận dạng trọng âm ở các động từ có hai âm tiết), Rhythm Dominoes {Thực hành một số mẫu trọng âm trong các cụm từ ngắn, ví dụ : Can’t you hear me? (•∙•∙); Close the door (•∙•); Please tell me (••∙)…}, Stress Snap {nhận dạng trọng âm ở các danh từ đơn giản, ví dụ: question(•∙); balloon(∙•); cinema(•∙∙)…}…là các trò chơi luyện phát âm chuẩn các từ Tiếng Anh cho sinh viên.
2.2. Trò chơi giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching Games)
Trò chơi này được thiết kế để tạo cơ hội cho trẻ em  được giao tiếp trong ngữ cảnh giao tiếp thực sự. Họ phải làm việc cùng nhau để đạt được mục đích cụ thể của trò chơi thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, thông qua trò chơi có tính giao tiếp, trẻ em  được thích nghi với bối cảnh giao tiếp của thế giới thực. Sau đây là một số trò chơi thực hành giao tiếp.
2.2.1. Trò chơi điền thông tin (Information- Gap Games): Big clock Games (thực hành nói giờ giấc), Bandits and Sheriffs (miêu tả đồ vật trong lớp học), Casanova’s Diary (Thực hành hỏi và kể về các sự kiện trong quá khứ và tương lai), Family Portrait (thực hành miêu tả người nào đó)…
2.2.2. Trò chơi đoán nghĩa (Guessing Games): Actions by One Person (thực hành kể lại một chuỗi sự kiện sử dụng thì quá khứ tiếp diễn), Guess the Jobs (nói về nghề nghiệp sử dụng thì hiện tại đơn), Hiding and Finding (thực hành đặt câu hỏi, và đưa ra gợi ý)…
2.2.3. Trò chơi kết hợp (Matching Games): Computer Dating (thực hành hỏi và nói chuyện về sở thích ), Flat Mates (Hỏi và đáp về thói quen), Home, Sweet Home (Miêu tả về ngôi nhà hay căn hộ), My Home Town (Miêu tả nơi chốn)…
2.2.4. Trò chơi đóng vai (Role- Play Games): Animal Noise (Yêu cầu sự chỉ dẫn), Fashion Shows (Miêu tả người và quần áo), The Lost Property Office (Thực hành đưa ra lời đề nghị, yêu cầu và lời xin lỗi)…

Kết thúc chủ đề học tiếng Anh qua trò chơi, chúng tôi mong rằng mình đã đưa ra những lí do và hiệu quả thuyết phục nhất dành cho các bậc phụ huynh muốn cho con yêu của mình tham gia vào các lớp học tiếng Anh ngay từ tuổi đầu đời. Bạn cứ đọc và tìm hiểu them, chúng tôi lôn sẵn sàng chia sẻ cùng bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét