Đỗ Nhật Nam học tiếng Anh như thế nào? Có lẽ tất cả các phụ huynh đều mong muốn được chia sẻ bí quyết cho con mình. Vì vậy, chuyên đề hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một bài chia sẻ từ mẹ của bé Nam đến với tất cả các bậc phụ huynh của chúng ta. Nhưng, điều bất ngờ nhất là muốn học giỏi tiếng Anh phải học thật tốt tiếng Việt chứ không phải là tài liệu học tiếng Anh nào xa lạ.
Chị Phan Hồ Điệp -
mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ rất thiết thực về
cách học của con mình – bé Nam. Chị không có nhiều lắm những bí quyết về tài liệu
học tiếng Anh mà chị chỉ đề cập về những niềm vui, lợi ích
và cách để bé hứng thú học tiếng Anh từ nhỏ.
"Rất nhiều các bà mẹ hỏi
mình nên cho con học ngoại ngữ khi nào.
Để nói chính xác
một độ tuổi nào đó, mình e rằng hơi khó. Vì mọi thứ cần phù hợp với hoàn cảnh
gia đình của bạn, nơi bạn đang sống và đặc biệt là với đứa trẻ của bạn.
Nhưng lời khuyên
chung của mình dành cho tất cả mọi người vẫn là: Ngay từ khi con còn nhỏ, nên bồi
đắp cho con, trước hết, khả năng nói tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ), sau đó, mới cho
con làm quen với tiếng Anh thật “nhẹ nhàng” và tự nhiên.
1. Dán tên cho đồ
vật trong nhà. Việc này vui lắm mà không mất nhiều thời gian đâu. Bạn hãy để
cho trẻ nói tên đồ vật, sau đó hai mẹ con cùng làm những tờ giấy dán tên đồ vật
bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng cách đó, con sẽ nhanh nhớ mặt chữ hơn và
nhớ cả tên đồ vật trong tiếng Anh nữa. Bạn cũng nhớ đừng chỉ làm với những đồ vật
thông thường mà hãy làm với cả những đồ vật ít dùng, ví dụ: cái kẹp file, máy sấy
tóc của mẹ, sạc pin điện thoại của bố…
2. Tìm các tiếng
bắt vần với nhau: Bạn đặt một câu, sau đó con sẽ tìm một câu khác có tiếng bắt
vần với tiếng cuối cùng của câu bạn vừa đặt. Ví dụ: Mẹ thơm vào má- Con ăn cá-
Mẹ nhặt lá…
3. Lấy tiếng
trong từ ghép này tạo thành một từ ghép khác. Ví dụ: Cái bàn- Bàn học- Học tập-
Tập luyện…
4. Lấy chữ cái
cuối cùng của tiếng này tạo thành âm đầu của tiếng khác. Trò chơi này sẽ rất
thú vị nếu chơi bằng tiếng Anh. Ví dụ: Not- Tea- Apple…
5. Đoán đồ vật
qua gương: Hai mẹ con cùng đứng trước gương, bạn chuẩn bị một số đồ vật, sau đó
hãy đưa một phần đồ vật lên gương và cho bé đoán xem đó là gì. Trò chơi này vui
lắm vì nhìn đồ vật qua gương sẽ khác với nhìn bên ngoài. Bạn cũng khuyến khích
con mô tả thêm về đồ vật đó: màu sắc, hình dáng, công dụng bằng cả tiếng Việt
và tiếng Anh nhé.
6. Tìm từ không
cùng loại: Bạn chọn ra 4 từ, trong đó có 1 từ không cùng loại. Ví dụ: rau muống,
rau thơm, rau ngót, rau mùng tơi, từ nào không cùng loại. Đáp án có thể là “rau
thơm” vì đó là loại rau dùng làm gia vị. Hoặc có thể là đáp án khác, miễn là có
cách thuyết phục hợp lý. ( Mình có một file ghi chép những 'đề bài" kiểu
này, nếu bạn thấy 'bí" để đố bé thì mình sẽ cung cấp nhé).
7. Đọc giả vờ:
Trò chơi này vui nhất khi bé… chưa biết đọc. Bạn hãy đưa những cuốn sách có
tranh vẽ và đố bé đọc sách cho mẹ. Bé sẽ tự nghĩ ra những câu chuyện “nhố
nhăng” để đọc và bạn chỉ cần thêm thắt, kết nối để thành một câu chuyện thú vị
thôi. Việc đọc giả vờ này sẽ giúp bé yêu thích sách và có cảm giác mình là người
lớn thực sự vì cầm sách và đọc như thật kia mà.
8. Ra ngõ nhặt…
từ. Trò chơi này là việc mở rộng vốn từ nhờ các hoạt động hàng ngày. Ví dụ,
mình sẽ cho con đi siêu thị. Và mỗi hôm sẽ đặt mục tiêu khám phá một gian hàng
nào đó. Ở gian bánh, sẽ cầm các gói bánh lên, đọc tên bánh, thành phần, nơi sản
xuất, miêu tả về hương vị của bánh… Việc này đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy vì
con sẽ tích lũy thêm được nhiều từ mới.
9. Thi đặt câu:
Các tiếng có âm
đầu giống nhau, ví dụ: Chị chơi chi chi chành chành.
Các tiếng đều
không có âm đầu, ví dụ: Em ăn ốc em ứ ăn ổi.
Các tiếng có
thanh điệu đều là thanh ngang, ví dụ: Em đi chơi em tươi như hoa.
Các tiếng có
thanh điệu đều là thanh sắc, ví dụ: Tớ hát, má tớ thích quá.
Trò chơi này hơi
khó nhưng bạn cứ thử xem, bé sẽ vui lắm đó.
Còn rất nhiều, rất
nhiều trò chơi nữa, mình tin bạn hoàn toàn có thể sáng tạo được.
Bạn ơi, bạn cứ
cho con được phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi, đó sẽ là tiền đề để con
làm quen với ngoại ngữ. Mọi điều rất cần sự PHÙ HỢP. Có thể bé này học ngoại ngữ
từ bé xíu mà bé kia đợi lớn hơn. Không cần vội vàng đâu bạn, miễn là bé thấy
thoải mái, tự tin nhưng cũng đừng đợi quá trễ vì lúc này, bé sẽ khó tiếp thu
các ngôn ngữ mới hơn đấy.
Để phát triển hết
năng lực của trẻ con bạn, hãy chọn cho bé những gì phù hợp nhất chứ không phải
là tài liệu
học tiếng Anh. Phụ huynh phải quan sát con để biết bé đã sẵn
sàng tâm lý tiếp cận với một môi trường học tập mới mẻ hay chưa thì mới có thể
đăng ký cho con những lớp học phù hợp nhất, trung tâm học tập phù hợp nhất với
sở thích và năng lực của bé cũng như cơ sở vật chất của nơi đó có đáp ứng như
mong đợi hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét